Oracle Red Bull Racing Vượt Qua Những Thách Thức Thiết Kế Với Mô Phỏng

Lược dịch từ bài viết Keep Pushing: Oracle Red Bull Racing Overtakes Design Challenges with Simulation trên tạp chí Ansys Advantage, Issue 3-2023 của Laura Carter – Senior Marketing Communications Writer, Ansys

Hãy cùng khám phá chiến lược khí động học để giành chiến thắng của một đội đua F1 được hình thành như thế nào trong môi trường thử nghiệm ảo (virtual testing), trong loạt phim tài liệu mới nhất của Ansys - Driven by Simulation (Tạm dịch: Được thúc đẩy bởi Mô phỏng)

Đó là khoảng thời gian đầy hứng thú dành cho người hâm mộ đua xe, khi Max Verstappen và phần còn lại của đội đua Oracle Red Bull Racing vượt qua một mùa giải nữa rất thành công. Tuy nhiên, kỹ năng lái xe của Verstappen chỉ là một phần thành công của Oracle Red Bull Racing, vì anh còn phải dựa vào chính chiếc xe của mình. Trên thực tế, Giám đốc công nghệ Oracle Red Bull Racing Pierre Wache gần đây đã khẳng định rằng chính “hiệu quả” trong thiết kế chiếc Oracle Red Bull Racing RB19 Formula One 2023 là động lực lớn nhất đằng sau mùa giải chưa từng có của Verstappen năm vừa qua.

Vậy thì, “hiệu quả” có nghĩa là gì trong bối cảnh của Công thức 1 (F1)? Đối với Wache, nó liên quan trực tiếp đến khí động học (hay khoa học về sự chuyển động của dòng khí), xem xét các tính chất của không khí khi nó di chuyển và sự tương tác của nó với các vật thể rắn chuyển động đi qua nó. Để minh họa ý tưởng này, hãy tưởng tượng rằng bạn thò tay ra ngoài cửa xe ô tô, lòng bàn tay hướng về phía trước và cảm nhận lực cản của gió lên tay bạn khi xe chạy. Trên đường đua, lực này rất đáng kể, vì những chiếc xe F1 chạy ở tốc độ lên tới trên 358 km/giờ.

Lực khí động và ưu nhược điểm

Trong F1, khí động học chủ yếu liên quan đến phần đầu xe, bao gồm hình dạng tổng thể, gương chiếu hậu, các ống dẫn, hệ thống treo và sàn xe. Mục tiêu của những thiết kế này là hợp lý hóa hình dạng của một chiếc xe F1 để tạo ra nhiều lực ấn xuống, hoặc lực khí động học ép chiếc xe xuống đường đua khi dòng khí di chuyển qua chiếc xe. Lực ép xuống này làm tăng độ bám đường, độ ổn định khi xe vào cua ở tốc độ cao.

Tuy nhiên, nhược điểm đi kèm với lực ấn này là lực cản có xu hướng làm xe chạy chậm đi. Xe càng đi nhanh, thành phần lực cản khí động càng lớn. Điều bắt buộc đối với Oracle Red Bull Racing là đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa hai thành phần lực ấn và lực cản này. Theo cách thông thường, việc tối ưu này đòi hỏi rất nhiều thời gian thử nghiệm trong đường hầm gió (wind tunnel) – thứ mà nhóm không có.

Thách thức càng trở nên khó khăn hơn trong mùa giải 2022. Một số yêu cầu mới về thiết kế cánh trước và mũi xe được giới thiệu bởi F1 và FIA (Liên đoàn Ô tô Quốc tế – cơ quan quản lý thế giới về thể thao mô tô) được công bố vào năm 2022 đã ảnh hưởng hoàn toàn đến các bộ phận khác của xe.

Và trong khi khí động học là một yếu tố quan trọng trong việc thiết kế phần đầu xe F1, thiết kế sàn cũng rất quan trọng. Và trong phạm vi các quy định của năm 2022, những chiếc xe F1 cần dựa vào hiệu ứng mặt đất để lái dòng khí bên dưới chiếc xe một cách hiệu quả thay vì trên đỉnh xe để giảm tác động của dòng khí bẩn – là dòng khí hỗn loạn do những chiếc xe di chuyển phía trước gây ra cho những chiếc xe đi sau, để giúp chiếc F1 vượt xe phía trước dễ dàng hơn trong cuộc đua. Đối với các kỹ sư của Oracle Red Bull Racing, bước ngoặt này là một sự thay đổi lớn từ việc tập trung vào cánh và các bề mặt khí động khác sang khai thác mặt dưới của chiếc xe.

Cuối cùng thì, những gì từng được coi là trở ngại lớn, đã truyền cảm hứng cho đội đua Oracle Red Bull Racing tăng gấp đôi tính hiệu quả với sự giúp đỡ từ Ansys – Đối tác đổi mới của Oracle Red Bull Racing từ năm 2008. Mô phỏng Ansys đang giúp các đội đua xe thể thao vĩ đại nhất thế giới nâng cao lợi thế cạnh tranh của họ.

Đạt Đến Đỉnh Cao Của Kỹ Thuật Ô Tô Với Mô Phỏng

Khi bạn là tay đua đang ngồi trên vạch xuất phát và cả thế giới đang theo dõi, chẳng có thời gian để đánh giá hết sự phức tạp khôn lường của cuộc đua sắp diễn ra, kể cả những rủi ro có thể xảy đến. Sự nghi ngờ bản thân được thay thế bằng quyết tâm và tập trung hoàn toàn, vì bất kỳ tính toán sai lầm nào trên đường đua cũng có thể phải trả giá đắt – thậm chí là tử vong.

Phần mềm mô phỏng lưu chất Ansys Fluent mô phỏng chi tiết luồng khí dưới gầm và trên khung xe đua Công thức 1

Giống như các tay đua F1, các kỹ sư của Oracle Red Bull Racing không có chỗ cho sai sót. Họ được giao nhiệm vụ vượt qua ranh giới của kỹ thuật và thiết kế ô tô để đánh giá, kiểm tra và tối ưu hóa các thành phần và cụm lắp ráp quan trọng về khí động học, bao gồm hệ thống phanh, làm mát và xả khí thải trước khi mùa giải bắt đầu. Tất cả các hoạt động này đều được định hình bởi các điều kiện địa hình và thời tiết khác nhau của đường đua mà cả chiếc xe và tay đua phải đối mặt.

Để giải quyết những thách thức về khí động học, các kỹ sư của Oracle Red Bull Racing đã chuyển sang mô phỏng để thử nghiệm mô hình 3D CAD của phần ngoại thất xe trong một đường hầm gió ảo. Việc kiểm tra lặp đi lặp lại các phiên bản khác nhau của thiết kế trong môi trường ảo cho phép phân tích nhanh hơn, tiết kiệm hơn. Nhóm Oracle Red Bull Racing đã thu thập dữ liệu mô phỏng mà sau đó họ có thể kiểm chứng lại với một nguyên mẫu thật của bản thiết kế cuối trong đường hầm gió thực tế.

Cụ thể, Oracle Red Bull Racing sử dụng các giải pháp mô phỏng của Ansys để phân tích khí động học và cửa hút gió làm mát động cơ bằng phần mềm mô phỏng lưu chất Ansys Fluent. Nhóm Oracle Red Bull Racing cũng tiến hành quản lý và tối ưu hóa dữ liệu vật liệu với phần mềm quản lý dữ liệu vật liệu Ansys Granta MI và thực hiện thử nghiệm va chạm ảo với phần mềm mô phỏng Ansys LS-DYNA. “Mô phỏng hiện là một phần thực sự then chốt trong quy trình phát triển của chúng tôi cho tất cả các bộ phận của xe – nhưng quan trọng nhất là khí động học”, Zoe Chilton, Giám đốc Quan hệ Đối tác Chiến lược của Oracle Red Bull Racing, chia sẻ trong tập đầu tiên của Driven by Simulation, loạt phim tài liệu mới nhất của Ansys. “Khi chúng tôi nghĩ về CFD (mô phỏng tính toán động lực học chất lỏng), công việc lớn nhất mà nó thực hiện, có lẽ ở phía khung gầm, là cách định hình ngoại thất của xe. Và đó không chỉ là các thành phần riêng lẻ, mà là toàn bộ thiết kế. Làm thế nào để chúng tôi tạo lực ép xuống, làm thế nào để làm cho chiếc xe “nặng” hơn khi nó đi nhanh hơn, và làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa lực ép xuống và tốc độ? Bởi vì các đường đua khác nhau đòi hỏi những thứ khác nhau từ chiếc xe.”

Một thành phần chính tạo nên lợi thế cạnh tranh của Oracle Red Bull Racing đến từ khả năng thiết kế, thử nghiệm, tinh chỉnh và liên tục điều chỉnh thiết kế của chiếc xe đua chiến thắng của họ, cho đến tận ngày đua. Để biết thêm chi tiết, hãy theo dõi tập một của Driven by Simulation để lắng nghe Oracle Red Bull Racing nói về chiến lược mô phỏng và khí động học.

Hãy cùng khám phá xem mô phỏng đóng vai trò then chốt như thế nào trong quá trình phát triển của một chiếc xe đua Công thức 1 trong tập 1, “Pursuing Perfection” của Driven by Simulation trên DrivenBySim.com

Hãy cùng khám phá xem mô phỏng đóng vai trò then chốt như thế nào trong quá trình phát triển của một chiếc xe đua Công thức 1 trong tập 1, "Pursuing Perfection" của Driven by Simulation trên DrivenBySim.com
Previous Post FE Modeling
1 comment
  1. jvph8o

Your comment